- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ
- Thiết kế kiến trúc
01
- Nội thất
02
- Xây dựng công trình nhà ở
03
- Xây dựng văn phòng, nhà xưởng
04
- Sửa chữa & cải tạo
[Giải đáp] Có nên xây nhà có tầng hầm để xe không?
Nhà có tầng hầm là một loại hình không mới nhưng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, mẫu nhà tầng hầm lại mang đến những lợi ích tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết. Vậy, tầng hầm có phải là giải pháp cho mọi nhà hay không? Hãy cùng Kiến Thiết Việt tìm hiểu kỹ hơn về nhà có hầm để xe trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nhà có tầng hầm là gì?
Tầng hầm được định nghĩa là một hay nhiều tầng của ngôi nhà hoặc công trình được bố trí hoàn toàn thấp hơn so với code vỉa hè. Tầng hầm nằm phía dưới tầng 1 (thuật ngữ xây dựng tầng trệt là tầng 1) và nằm sâu trong lòng đất.
2. Nhà có tầng bán hầm là gì?
Tầng bán hầm là một tầng của ngôi nhà hoặc công trình mà một phần diện tích của nó nằm thấp hơn so với code vỉa hè, phần còn lại nằm cao hơn. Theo quy định của luật xây dựng thì tầng trệt sẽ được thiết kế cao hơn vỉa hè nhiều nhất là 1,2m (có nghĩa là tầng bán hầm được xây dựng cao hơn so với mặt đất là 1,2m).
Hiểu đơn giản hơn, tầng bán hầm chính là kiểu xây dựng có một phần chiều cao hầm hiện lên trên mặt đất để tận dụng ánh sáng và tạo ra không gian thông thoáng cho khu vực bên trong hầm.
3. Tại sao nên xây nhà có tầng hầm để xe?
3.1. Những lợi ích khi xây nhà có tầng hầm để xe
Làm gara để xe
Đối với nhiều công trình lớn như nhà hàng, quán bar, siêu thị,… thì giải pháp xây dựng nhà có tầng hầm làm gara để xe là sự lựa chọn tối ưu để gia tăng diện tích hoặc bắt buộc. Đối với các công trình nhà ở dân dụng hay biệt thự thì việc xây dựng tầng hầm cũng mang đến lợi ích giúp tiết kiệm diện tích đem lại vẻ đẹp kiến trúc cho ngôi nhà.
Không gian chứa máy móc, hệ thống điều hòa hoặc tận dụng làm kho lưu trữ
Tầng hầm là nơi tuyệt vời để làm kho lưu trữ những đồ dùng ít sử dụng, nơi chứa hệ thống điện, hệ thống điều hòa giúp căn nhà gọn gàng và ngăn nắp hơn. Việc tận dụng tầng hầm làm nơi chứa hệ thống điện còn mang đến không gian sống an toàn và dễ dàng bảo trì, sửa chữa.
Nâng mặt bằng chung của ngôi nhà
Như đã đề cập, xây dựng nhà có tầng hầm, bán hầm cần có độ cao được quy định tối đa 1,2m do với code vỉa hè. Chính vì vậy, ngôi nhà sẽ được nâng lên cao hơn so với mặt đất. Điều đó mang đến cho ngôi nhà có được không gian thông thoáng, ít bụi bặm, tránh được việc ngập úng, ẩm mốc.
3.2. Những nhược điểm khi xây nhà có hầm để xe
Tăng chi phí xây dựng
Việc xây dựng nhà có tầng hầm thì sẽ tăng chi phí bởi phần diện tích được tính thêm như sau:
- Tầng hầm có độ sâu từ 1m đến 1.3m so với code vỉa hè: Tính 150% diện tích
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.3m đến 1.7m so với code vỉa hè: Tính 170% diện tích
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.7m đến 2m so với code vỉa hè: Tính 200% diện tích
Dễ xảy ra vấn đề trong thiết kế kết cấu
Việc tính toán thiết kế kết cấu nếu không được tính toán kỹ càng cẩn thận có thể dẫn đến ngập úng khi trời mưa. Mặt khác, việc lưu thông không khí nếu không thiết kế tốt sẽ rất ngột ngạt và khó tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.
Phụ thuộc vào địa chất của đất nền xây dựng
Khi làm nhà có tầng hầm thì đất tại vị trí đáy móng đang chịu một áp lực mà trong cơ học đất gọi là áp lực tiền cố kết, khi đào lên đất tại vị trí đó có thể chịu được một lực ép bằng chính khối đất đào đi mà không hề bị lún (nếu trước khi xây dựng đất đang ở trạng thái ổn định).
Vậy có thể nói về mặt chịu lực đất đào càng sâu thì số tầng không ảnh hưởng đến nền đất càng nhiều, đó là về mặt nền móng, địa chất, còn về tính ổn định của công trình thì sẽ tốt hơn cả về phần nổi và phần ổn định lật, trượt của công trình, chuyển vị công trình được hạn chế.
Còn về địa kỹ thuật, thì khả năng bị thấm của công trình sẽ cao hơn, ổn định tường chắn thấp hơn, áp lực lên sàn đáy tầng hầm cao. Về thi công và chống thấm khó hơn, thiết kế phức tạp, kiến trúc khó lấy sáng, lấy khí, điện nước khó thoát nước.
4. Xây dựng nhà có tầng hầm để xe cần lưu ý gì?
4.1. Quy định chung về xây nhà có tầng hầm và tầng bán hầm
Theo quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, quy định 3 vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có tầng hầm, bán hầm như sau:
- Phần nổi của tầng bán hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
- Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
4.2. Quy định về chiều cao của tầng hầm
Chiều cao của 1 tầng hầm phải từ 2,2m trở lên tương ứng chiều cao đường dốc cũng phải đạt mức tối thiểu là 2,2m. Đây là chiều cao phù hợp với các công trình nhà phố, biệt thự có đường hầm. Nhưng tùy vào từng công trình và các loại xe ô-tô lưu thông trong đường hầm mà tính toán cao độ dốc cho phù hợp.
4.3. Độ dốc của tầng hầm
- Độ dốc tầng hầm của công trình nhà phố và các công trình xây dựng nói chung được quy định không quá 15%-20% so với chiều sâu của tầng hầm. Tuân thủ độ dốc trong thi công nhà có tầng hầm giúp các phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn, đặc biệt là các loại xe ô-tô có gầm thấp.
- Riêng với dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%.
- Trường hợp thiết kế nhà phố không có chiều sâu, diện tích hẹp, không có sân và sát mặt đường thì độ dốc khoảng từ 20% – 25%. Với độ dốc này cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.
4.4. Độ sâu của tầng hầm, tầng bán hầm
Tầng bán hầm thường sẽ đào xuống độ sâu tối đa là 1,5m so với mặt đất tự nhiên. Đối với tầng hầm độ sâu phải từ 1,5m trở lên. Để thi công tầng hầm hay bán hầm bắt buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m.
4.5. Ánh sáng và độ thông thoáng
Nhà có tầng hầm cần bố trí hệ thống thông gió hợp lý, đảm bảo thoáng khí, không bí bách. Hệ thống đèn chiếu sáng cũng phải được thiết kế nhằm đảm bảo sự thoải mái và đủ ánh sáng khi sử dụng.
Nhà có tầng hầm được bố trí hệ thống ánh sáng và thông gió hợp lý sẽ mang đến không gian thoáng đãng
4.6. Đảm bảo chống thấm, chống ngập
Công đoạn chống thấm cần thực hiện đúng kỹ thuật trong quá trình đổ bê tông vách và nền nhà có tầng hầm. Nhằm đảm bảo khu vực tầng hầm không bị thấm bởi nước ngầm hoặc nước thải từ các khu vực lân cận.
Thiết kế hệ thống thoát nước cho tầng hầm cũng cần được chú trọng trong quá trình thi công. Để nước thoát được khi trời mưa thì cần thiết kế rãnh âm để hứng nước và dẫn sang hố ga. Từ hố ga cần có máy bơm để bơm nước ngược ra khi mưa lớn thoát nước không kịp.
4.7. Đảm bảo xây dựng đúng kỹ thuật và an toàn
Tuân thủ đúng quy trình xây dựng tầng hầm, tầng bán hầm. Đảm bảo các thông số kỹ thuật và chất lượng vật liệu. Kỹ sư giám sát làm việc nghiêm túc và sát sao quá trình thi công.
5. Xây dựng nhà có tầng hầm và tầng bán hầm có cần phải xin phép không?
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng và được quy định tại điểm d khoản 1, Điều 5 của Quyết định số: 04/2006/QĐ-UBND ngày 17-1-2006 của UBND TP.HCM ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn TP.HCM, khi xây nhà, chủ đầu tư được quyền quyết định về thiết kế kết cấu công trình có tầng hầm hoặc không có tầng hầm, nhưng phải có giấy phép xây dựng.
Thủ tục hồ sơ cấp giấy phép xây dựng gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là UBND cấp huyện
6. Tham quan công trình thi công tầng hầm do Kiến Thiết Việt thực hiện
7. Một số mẫu thiết kế nhà có tầng hầm và bán hầm phổ biến hiện nay
Hy vọng những bài viết này đáp ứng được thông tin mà bạn đang tìm kiếm, nếu có thắc mắc băn khoăn gì về pháp lý xây dựng, quy trình xây dựng, chi phí xây dựng…Bạn hãy liên hệ ngay với Kiến Thiết Việt, chúng tôi luôn lắng nghe và giải đáp các câu hỏi của bạn, giúp bạn hoàn thành ngôi nhà của mình một cách ưng ý nhất, trong thời gian sớm nhất với một chi phí tiết kiệm nhất!
Xem thêm:
- Mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh tiện nghi, tối ưu chi phí
- 50+ mẫu nhà ống 2 tầng đẹp, được ưa chuộng nhất 2022 – 2023
- Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng 4x12m đẹp tiết kiệm chi phí
5 1 voteĐánh giá bài viếtTIN LIÊN QUAN50+ Mẫu thiết kế nhà tân cổ…
Xu hướng nhà ở hiện nay đang dần thay đổi… Xem thêm[Giải đáp] Chi phí xây nhà 2…
Trong thời gian qua Kiến Thiết Việt nhận được nhiều… Xem thêmCách tính chi phí xây nhà 3…
Kiến Thiết Việt xin chào bạn, bạn đang chuẩn bị… Xem thêmTIN MỚI NHẤTChúc mừng KDESIGN hợp tác cùng PHÚ…
KDesign hân hạnh là đối tác chính cung cấp thiết… Xem thêmTư vấn: 11 giải pháp chống nóng…
Thông thường, khi xây nhà thì hầu hết gia chủ… Xem thêm[Tư vấn] Phong thủy nhà bếp và…
Trong quá trình xây dựng nhà ở thì mọi khu… Xem thêmCông trình liên quanxx - Nội thất
- Thiết kế kiến trúc
[…] Xem thêm: Khi nào nên xây nhà có tầng hầm để xe […]