Khi nào trẻ nên có phòng riêng?

khi nào trẻ nên ngủ phòng riêng (2)

“Cùng với việc tự xúc ăn, tự đánh răng, vệ sinh cá nhân việc ngủ riêng là một trong những hoạt động đánh dấu sự trưởng thành của trẻ nhỏ, giúp trẻ dần hình thành tính tự lập, có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định đó.” Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cho con ngủ riêng từ nhỏ (dưới 5 tuổi) là điều hiếm xảy ra trong các gia đình Việt. Vậy làm sao để tập cho trẻ ngủ riêng (hoặc ngủ phòng riêng) và khi nào là thời điểm phù hợp. Tất cả sẽ được Kiến Thiết Việt tổng hợp và chia sẻ cho phụ huynh trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần cho trẻ ngủ riêng (hoặc ngủ phòng riêng).

  • Ngủ riêng giúp cả mẹ và bé có giấc ngủ sâu hơn.
  • Là nhân tố giúp hình thành tính tự lập, tự giác từ nhỏ ở trẻ.
  • Nuôi dưỡng khao khát tự do, sự tự tin ở trẻ.
  • Dạy cho trẻ sự trách nhiệm, quản lý không gian riêng.
  • Cho phép trẻ được sống thật với cảm xúc khi có một không gian riêng tư.
  • Giúp cha mẹ có đời sống riêng, duy trì hạnh phúc gia đình.

Khi nào cần cho trẻ ngủ riêng?

Theo các chuyên gia, để có sự phát triển toàn diện nhất và trẻ sơ sinh mạnh khỏe thì nên để bé ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó khoảng thời gian hợp lý nhất để dạy trẻ ngủ riêng là từ khi bé được 4 – 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi để bé có thể tự lập sớm. Lưu ý là nôi phải được đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn, nằm trong vùng kiểm soát của mình. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, cha mẹ không nên cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nằm chung giường. Sau 3 tuổi, trẻ có thể sẵn sàng cho những hoạt động xã hội (học mẫu giáo), tự lập theo độ tuổi (trong đó có tự ngủ một mình). Vì thế sau 3 tuổi là thời điểm hoàn toàn phù hợp để trẻ có thể có phòng riêng hoặc ngủ riêng.

mẫu giường ngủ cho bé sơ sinh

Cần chuẩn bị gì?

  • Tâm lý của phụ huynh: Việc cho trẻ ngủ riêng là một trong những cách cha mẹ tạo điều kiện để con trưởng thành, không phải là hành động bỏ rơi con như một số phụ huynh nghĩ. Đặt ra giới hạn, để trẻ hiểu rằng việc ngủ riêng là cần thiết và điều gì được phép và không được phép. Từ đó trẻ đến giai đoạn ngủ ở phòng riêng, dù rất muốn về phòng của ba mẹ, trẻ sẽ hiểu điều đó là không được phép và chấp nhận quy định mới này. Để bắt đầu thì trẻ cần thời gian để thích nghi, nên việc cha mẹ cương quyết sẽ và không mủi lòng trước sự mè nheo, nài nỉ của trẻ. Từ đó trẻ sẽ dần hình thành thói quen.
  • Tâm lý cho con trẻ: Để dễ dàng cho trẻ lẫn phụ huynh, việc ngủ riêng cần được tách dần từng bước. Đầu tiên, phụ huynh cần trao đổi với trẻ về việc ngủ riêng này. Giải thích với trẻ về lợi ích của việc có góc riêng hoặc phòng riêng (được trang trí phòng hoặc chỗ ngủ theo ý thích, tự chọn chăn mền, đèn ngủ…). Việc trao đổi và thảo luận cùng trẻ sẽ giúp trẻ tự đưa ra ý kiến, giúp phụ huynh nắm bắt tâm lý trẻ đã sẵn sàng chưa.
  • Những giai đoạn tách trẻ ngủ riêng:
    • Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.
    • Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.
    • Giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn (Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).
  • Chuẩn bị không gian phù hợp cho trẻ: để chuẩn bị cho việc ngủ riêng của bé, tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn mà phụ huynh cần chuẩn bị không gian phù hợp. Có thể là một chiếc nôi phù hợp với bé hoặc một chiếc giường riêng nhưng chung phòng với bố mẹ. Hay một không gian phòng riêng dành cho trẻ.

Xem thêm: 50 mẫu thiết kế phòng ngủ đẹp cho bé gái và mẫu thiết kế phòng ngủ đẹp cho bé trai

thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em

Tạo ra nguyên tắc ngay từ đầu.

Mặc dù tạo cho trẻ phòng riêng nhưng phải vẫn phải có nguyên tắc để trách việc bé hình thành tâm lý: “phòng của mình nên muốn làm gì cũng được”. Từ tâm lý này sẽ dễ đẫn đến suy nghĩ: “là phòng mình không dọn dẹp cũng được”. Do đó bố mẹ cần tạo ra các nguyên tắc chung như: “dọn dẹp phòng sạch sẽ, gọn gàng”, “không ở lì trong phòng suốt thời gian ở nhà”, “phải tham gia sinh hoạt chung cùng gia đình”.

Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

Sử dụng các loại chăn nệm có chất liệu mềm mại, để bé không bị nghẹt thở khi bị chăn đệm đè lên người. Ngoài ra, phụ huynh cần trang bị các tấm chăn quanh giường đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ, nhất là đối với các bé từ 3 tuổi trở xuống. Đặc biệt, bạn không nên quên kiểm tra giấc ngủ của bé vào đêm để đảm bảo bé ngủ ngon, an toàn và không có bất kỳ điều gì xảy ra.

Phụ huynh vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.

Đối với Kiến Thiết Việt, chúng tôi tin rằng Nhà là nơi bắt đầu tương lai con trẻ. Vì thế khi tư vấn thiết kế, ngoài kiến thức về nội thất, kiến trúc, chúng tôi còn quan tâm nghiên cứu đến các phương pháp giáo dục trẻ em, lắng nghe và thấu hiểu sở thích của trẻ. Nếu bạn muốn con bạn sở hữu một không gian nội thất sáng tạo, đẹp mắt và khoa học. Hãy liên hệ chúng tôi – hotline: 096 849 2577.

 

Đăng ký tư vấn nhận báo giá
0 0 votes
Đánh giá bài viết

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Góp ý
    Inline Feedbacks
    View all comments
    TIN MỚI NHẤT

    Top 55+ mẫu ban công đẹp cho…

    Ban công là khu vực thường được tận dụng để… Xem thêm

    TOP 35+ mẫu nhà gác lửng đẹp,…

    Nhà gác lửng là loại hình nhà ở quen thuộc… Xem thêm

    35+ mẫu sân thượng đẹp và những…

    Sân thượng hiện nay không chỉ có tác dụng che… Xem thêm
       096 849 2577
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x