Cách nối thép Dầm – Cột – Sàn đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật

Cốt thép giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu trong xây dựng. Chính vì thế, những vấn đề liên quan đến thép và các vật liệu thi công cần được chú trọng về chất lượng nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế trong một số trường hợp chiều dài của các thanh thép ngắn hơn chiều dài của kết cấu công trình. Vì lẽ đó, khi thi công thợ cần thực hiện mối nối giữa các thanh thép để phù hợp với kích thước xây dựng. Dưới đây, Kiến Thiết Việt chia sẻ đến bạn cách nối thép dầm – cột – sàn đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật.

Cách nối thép dầm sàn cột đúng tiêu chuẩn

1. Những phương pháp nối thép trong xây dựng

1.1. Nối thép bằng phương pháp hàn điện

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay và là phương pháp nối thép bắt buộc đối với cốt thép có đường kính lớn hơn 16mm. Hàn điện lợi dụng quá trình điện năng biến thành nhiệt năng để tạo mối hàn liên kết. Phương pháp này có khả năng chịu lực tốt và thời gian thi công nhanh.

Hiện nay có 2 phương pháp hàn điện thông dụng được áp dụng trong quá trình nối thép:

  • Phương pháp hàn hồ quang

Sử dụng que hàn với 1 cực của nguồn điện nối trực tiếp với cốt thép cần hàn và 1 cực còn lại nối với que hàn qua cặp hàn. Khi chạm que hàn vào cốt thép trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tạo khoảng cách nhỏ giữa cốt thép và que hàn tạo ra tia hồ điện. Với nhiệt độ cao làm nóng chảy thép và que hàn tạo nên mối nối sau khi ngắt dòng điện. 

Mối hàn tốt là khi kim loại đông đặc, đều và không có khe nứt và gõ vào sẽ phát âm thanh rắn chắc. Phương pháp hàn hồ quang này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề thợ để cho ra mối nối thép hoàn thiện nhất. 

Cách nối thép dầm sàn cột đúng tiêu chuẩn
  • Phương pháp hàn điện trở

Áp dụng nguyên lý khi dòng điện đi qua vật dẫn thì nhiệt lượng sinh ra sẽ tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện. Khi thực hiện phương pháp này, mối hàn giữa 2 mác thép sẽ được cách với nhau một khe hở nhỏ và tạo thành điện trở. Đây cũng chính là điểm sẽ phát sinh ra nhiệt lượng giúp đốt cháy vật hàn. Cuối cùng, thực hiện thao tác ép chặt 2 vật hàn sau khi ngắt điện. 

Với ưu điểm năng suất vượt trội gấp 3-4 lần so với phương pháp hàn hồ quang. Bên cạnh đó, nối thép không cần sắt nối nên giúp tiết kiệm cho quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện tại các nhà máy, xưởng gia công. 

1.2. Nối thép bằng phương pháp buộc thủ công

Phương pháp này có thể thực hiện tại công trình và được áp dụng rộng rãi khi cần nối thép khi không có phương pháp nối hàn. Khi nối, tiến hành chồng 2 đầu thép nối lên nhau và dùng thép mềm có đường kính 1mm buộc chặt thép lại. Phương pháp nối thép này chỉ nên áp dụng các cốt thép có đường kính 16mm. Đối với cốt thép trơn cần phải uốn cong móc thép 180 độ ở 2 đầu. 

Phương pháp buộc thủ công chỉ nên áp dụng cho các kết cấu nằm ngang như sàn, dầm, móng và không nên dùng cho các kết cấu đứng như cột, tường.

>> Xem ngay: Báo giá thi công phần thô mới nhất 2023 Kiến Thiết Việt

2. Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng chi tiết

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu, quá trình nối thép cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

2.1. Tiêu chuẩn nối thép dầm

  • Thép có gờ phải cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
  • Không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn như thép giữa nhịp – thép dưới, thép gối – thép trên, tránh tình trạng tuột mối nối gây nên nguy hiểm.

2.2. Tiêu chuẩn nối thép cột

  • Thép có gờ cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
  • Tại các vị trí chịu lực và vị trí cần uốn cong thì không được nối thép.
Cách nối thép dầm sàn cột đúng tiêu chuẩn

2.3. Tiêu chuẩn nối thép sàn

Nối thép sàn về cơ bản cũng tuân thủ nguyên tắc về tiêu chuẩn như nối thép dầm do sàn bê tông cốt thép giống như những đoạn dầm. Tuyệt đối không nối tại những vùng phải chịu lực lớn để tránh tuột mối nối.

3. Cách nối thép Dầm – Cột – Sàn đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật

3.1. Cách nối thép dầm

Nối thép dầm được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và tiêu chuẩn riêng biệt. Hãy cùng Kiến Thiết Việt tìm hiểu nhé!

  • Nối buộc cốt thép bằng dây kẽm

Sử dụng dây kẽm 1-2mm để buộc 2 đầu thép chồng lên nhau. Đây là phương pháp thủ công rất đơn giản, không cần sử dụng tới máy móc, thiết bị và không đòi hỏi người thợ tay nghề cao.

  • Nối thép bằng coupler (ống nối ren)

Phương pháp sử dụng coupler nối thép được ứng dụng rộng rãi trên thế giới bởi sự chắc chắn và tiện dụng. Tại Việt Nam, phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các dự án cao tầng, cầu , thi công tầng hầm, công trình thủy điện,…

Cách nối thép dầm sàn cột đúng tiêu chuẩn

Có nhiều phương pháp hàn khác nhau: Hàn tiếp xúc, hàn đối đầu, hàn điện trở, hàn hồ quang,… Vì vậy, khi kiểm tra nghiệm thu cần tuân thủ các yêu cầu như: Bề mặt nhẵn, liên tục, không đứt quãng, không có bọt và không thu hẹp cục bộ. 

Phương pháp nối thép này áp dụng cho cốt thép có đường kính lớn và số lượng thanh thép nhiều trong công trình có quy mô cao tầng. Đối với công trình dân dụng như nhà phố, biệt thự, nhà xưởng ít được sử dụng phương pháp này.

3.2. Cách nối thép cột

  • Nối chồng

Phương pháp này dễ dàng áp dụng với nhiều loại công trình, mang lại hiệu quả cao và không phụ thuộc vào độ kết dính của thép, bê tông. Bên cạnh đó, phương pháp nối chồng giúp tiết kiệm chi phí và nhân công.

Cách nối thép dầm sàn cột đúng tiêu chuẩn
  • Dùng ống nối

Phương pháp nối thép dùng ống nối làm tốn ống nối và chi phí nhân công. Không những vậy, phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao và cần có sự hỗ trợ của máy móc cắt gọt thép. Đây cũng là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: đảm bảo được độ bền và tiêu chuẩn của thép, áp dụng cho nhiều công trình cao tầng và các công trình có quy mô lớn.

3.3. Cách nối thép sàn

  • Khi thực hiện, không nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và bị uốn cong. Thép ở lớp trên không nên nối tại vị trí gối và lớp dưới tránh nối tại vị trí giữa nhịp ô sàn.
  • Không nối quá 50% chỉ số diện tích cốt thép trên một mặt cắt và phải được nối so le.

4. Ưu điểm thi công phần thô tại Kiến Thiết Việt

Là đơn vị thiết kế thi công trọn gói nhà phố – biệt thự uy tín, Kiến Thiết Việt cung cấp dịch vụ với những ưu điểm vượt trội nhằm đảm bảo những công trình của Quý chủ đầu tư được bền vững cùng thời gian.

Cam kết bảo hành kết cấu 30 năm và chống thấm 5 năm

 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công theo TCVN
  • Cam kết sử dụng vật tư chính hãng
  • Cam kết không bán thầu
  • Kỹ sư giám sát trực tiếp, báo cáo tiến độ mỗi ngày
  • Công nhân trách nhiệm, lành nghề, giàu kinh nghiệm
  • Bàn giao nhà đúng tiến độ
  • Bảo hành kết cấu lên đến 30 năm

Trên đây, Kiến Thiết Việt đã đem đến những thông tin hữu ích về cách nối thép dầm – cột – sàn đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật. Để đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng, bạn có thể tìm đến những đơn vị chuyên môn. Kiến Thiết Việt, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nhà phố và biệt thự. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí qua hotline/zalo: 096 849 2577.

Xem thêm:

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
TIN LIÊN QUAN

100+ Mẫu biệt thự nhà vườn đẹp…

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại,… Xem thêm

Mẫu thiết kế nhà 2 tầng đẹp,…

Thiết kế nhà 2 tầng đã và đang là sự… Xem thêm

Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng…

Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng 4x12m đang trở… Xem thêm

Mẫu thiết kế nhà 3 tầng có…

Xu hướng nhà ở có sân thượng đẹp là một… Xem thêm
TIN MỚI NHẤT

Top 5 tiêu chí chọn công ty…

Xây nhà là hành trình với thời gian dài để… Xem thêm

Ngôi nhà “núp hẻm” giữa lòng Sài…

Nằm “lọt thỏm” trong con hẻm nhỏ, bao quanh là… Xem thêm

Ngôi nhà “không bí bách” nhờ 3…

Thoáng đãng, sáng sủa và thoải mái là những gì… Xem thêm
   096 849 2577
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x