Quy trình thi công chi tiết thép sàn 2 lớp đảm bảo kỹ thuật chất lượng

Sàn là bộ phận quan trọng và có ảnh hưởng đến độ vững chắc của tất cả các công trình. Để có được mặt sàn tốt thì quá trình bố trí thép cần đảm bảo tiêu chuẩn cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Kiến Thiết Việt sẽ hướng dẫn cách rải thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật. 

1. Tầm quan trọng của thép sàn 2 lớp

Kết cấu sàn thép 2 lớp có vai trò vô cùng quan trọng bởi sàn là bề mặt chịu lực nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các công trình. Việc bố trí thép sàn 2 lớp trước khi đổ bê tông sàn giúp tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình. Bê tông với cốt thép 2 lớp sẽ tăng độ bền cho sàn, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy và chống thấm tốt. 

Ngoài ra, sàn có kết cấu thép 2 lớp có khả năng chịu lực tốt nên tạo điều kiện thuận lợi trong tạo hình kiến trúc, đáp ứng được tất cả các công trình có ý tưởng sáng tạo và độc đáo. 

Thi công thép sàn 2 lớp

2. Nên bố trí thép sàn 2 lớp song song hay so le?

Bố trí thép sàn 2 lớp song song hay so le là một vấn đề được nhiều bác thợ băn khoăn hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng nên bố trí song song để quá trình thi công dễ dàng hơn, nhưng cũng có ý kiến là nên bố trí so le vì lúc này thép sàn sẽ dày và trông chắn chắn hơn. Vậy đâu mới là phương án đảm bảo đúng yếu tố kỹ thuật?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ thép sàn 2 lớp song song hay so le đều là hình ảnh dựa vào cảm nhận bằng thị giác, nếu thép lớp trên và lớp dưới cùng vuông góc với mặt bản sàn và cùng một mặt phẳng thì được coi là song song, còn khác mặt phẳng thì là so le với nhau.

Vậy bố trí thép sàn 2 lớp song song hay so le, phương án nào đúng? Câu trả lời chính xác nhất là không có phương án nào sai cả. Việc bố trí song song hay so le sẽ phụ thuộc vào việc tính toán kết cấu đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho mỗi công trình. Điều quan trọng hơn cả là 2 lớp thép trên và dưới của sàn cần được thi công theo đúng kích thước, đúng số lượng và đúng khoảng cách như bản vẽ thiết kế.

Ví dụ một ô sàn có lớp thép trên cần 30 thanh d10, với khoảng cách a200, lớp dưới cũng cần 30 thanh d10 với khoảng cách như vậy thì khi thi công chúng sẽ phải song song với nhau. Nhưng nếu thép lớp dưới được thiết kế với các thanh thép cách nhau 1 khoảng a150 thì lúc này sẽ là thép sàn 2 lớp bố trí so le.

3. Công tác chuẩn bị trước khi bố trí thép sàn 2 lớp

Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ tiêu chuẩn 

Để có một bản vẽ chuẩn cần có sự hỗ trợ từ đơn vị thiết kế và tư vấn kỹ lưỡng từ kỹ sư chuyên môn. Trong bản vẽ thường có các nội dung cơ bản bao gồm: Diện tích sàn, mật độ thép trên 1 mét vuông, độ dày sàn thép, số lớp thép,…

Bước 2: Chất lượng thép

Chất lượng của từng thanh thép có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kết cấu thép 2 lớp. Chính vì thế, nên lựa chọn loại thép chất lượng tốt từ nhà cung cấp và được kiểm định chất lượng an toàn cho mọi công trình. 

Bước 3: Lựa chọn phương án bố trí kết cấu

Đối với từng công trình sẽ có phương án bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương. Để có thể lên được phương án tối ưu nhất cần sự cố vấn của các kỹ sư chuyên môn để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Thi công thép sàn 2 lớp

4. Quy trình thi công thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ thiết kế, kiểm tra chất lượng thép và lên phương án uốn sắt. 

Bước 2: Đầu tiên, bố trí thép lớp dưới và thi công cạnh ngắn trước. Sau đó mới đến lớp thép dài, chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Cần xác định vị trí thép trước khi rải thép để tiện cho quá trình thi công. 

Bước 3: Sau khi thi công lớp thép bên dưới sẽ tiến hành kê cục kê để tạo lớp bê tông bảo vệ cho thép dưới. Cục kê có độ dày từ 1,5cm – 3cm. 

Bước 4: Thi công lớp trên với 2 phương án:

  • Phương án sắt mũ: Bố trí thép chịu momen âm (thép gối) với chiều dài neo bắt đầu tính từ mép dầm đến hết chiều dài của thép. Tiếp theo, bố trí thép có cấu tạo giữ khung với khoảng cách a = 200 – 300mm
  • Phương án thép 2 lớp liên tục: Bố trí lớp thép dài trước và thép ngắn thi công sau với chiều dài neo được tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép. Sau đó, thi công thép chân chó nhằm tạo khoảng cách giữa 2 lớp thép và cố định bằng dây thép, dây kẽm. 

Bước 5: Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các vị trí sắt thép và mối nối,… đảm bảo quá trình thi công đúng kỹ thuật. 

Thi công thép sàn 2 lớp

5. Lưu ý khi bố trí thép sàn 2 lớp

  • Phương án thi công thép sàn 2 lớp cần được sự tư vấn kỹ lưỡng từ các kỹ sư chuyên ngành.
  • Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tính chất của công trình sẽ chọn cách bố trí kết cấu khác nhau.
  • Khi bố trí kết cấu thép sàn 2 lớp, nếu lớp thép trên là thép mũ chịu momen âm cắt tại cạnh ngắn thì sẽ đặt thép vuông góc với thép mũ và nằm dưới thép mũ. Sau khi buộc cần kê cục kê để 2 lớp thép không dính vào nhau.

6. Ưu điểm thi công phần thô tại Kiến Thiết Việt

Là đơn vị thiết kế thi công trọn gói nhà phố – biệt thự uy tín, Kiến Thiết Việt cung cấp dịch vụ với những ưu điểm vượt trội nhằm đảm bảo những công trình của Quý chủ đầu tư được bền vững cùng thời gian.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công theo TCVN
  • Cam kết sử dụng vật tư chính hãng
  • Cam kết không bán thầu
  • Kỹ sư giám sát trực tiếp, báo cáo tiến độ mỗi ngày
  • Công nhân trách nhiệm, lành nghề, giàu kinh nghiệm
  • Bàn giao nhà đúng tiến độ
  • Bảo hành kết cấu lên đến 30 năm
Cam kết bảo hành kết cấu 30 năm và chống thấm 5 năm

Với những chia sẻ về cách bố trí thép sàn 2 lớp, Kiến Thiết Việt hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thép sàn 2 lớp để mang lại hiệu quả tốt hơn cho công trình. 

Xem thêm:

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
2 Góp ý
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Quy trình thi công chi tiết thép sàn 2 lớp đảm bảo kỹ thuật chất lượng […]

trackback

[…] trình thi công chi tiết thép sàn 2 lớp đảm bảo kỹ thuật chất […]

TIN LIÊN QUAN

100+ Mẫu biệt thự đẹp chọn lọc,…

Mẫu biệt thự đẹp là từ khóa quen thuộc được… Xem thêm

10 Mẫu nhà 2 tầng có sân…

Xây dựng nhà 2 tầng (1 trệt 1 lầu) là… Xem thêm

10 Mẫu thiết kế nhà 2 tầng…

Những gợi ý mẫu thiết kế nhà 2 tầng có… Xem thêm

10+ Mẫu nhà ống 3 tầng mái…

Trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà ở, gia… Xem thêm
TIN MỚI NHẤT

Top 55+ mẫu ban công đẹp cho…

Ban công là khu vực thường được tận dụng để… Xem thêm

TOP 35+ mẫu nhà gác lửng đẹp,…

Nhà gác lửng là loại hình nhà ở quen thuộc… Xem thêm

35+ mẫu sân thượng đẹp và những…

Sân thượng hiện nay không chỉ có tác dụng che… Xem thêm
   096 849 2577
2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x